Bánh hotdog

22:11 29/08/2021

Dù là những con phố Wall lúc nào cũng tấp nập, vội vã, quảng trường Times đông nghẹt khách du lịch, hay phố Soho với những người đẹp như người mẫu hoặc ở bất cứ đâu đi chăng nữa thì bánh mì nóng và hotdog cũng được bày bán khắp nơi.

Bánh Hotdog

 

    

 

Mỗi một vùng đất mới lại mang đến một cảm giác mới, một không gian mới. Ai trong chúng ta cũng đều muốn được trải nghiệm những cảm giác thú vị ở một đất nước xa lạ, khác biệt với nơi ta đang sống.

      

Tôi bước lên máy bay đến NewYork và nhắm mắt lại. Trước mắt tôi là 1 thế giới hoàn toàn khác, tôi tưởng tượng đến 1 cuộc sống hoàn toàn mới và không tài nào chợp mắt được. Điều mà tôi để tâm đến nhiều nhất khi đến New York là những món ăn mới tại đất nước có nhiều nền văn hóa này. Tự nghĩ mình cần phải quan sát thật kỹ, ăn thật nhiều và cảm nhận hương vị thật nhiều để không phải hối tiếc. Bởi vậy mà trước khi đến NewYork, tôi đã tự hỏi xem món ăn nào ở NewYork được nhiều người nghĩ đến nhiều nhất. Người ta thường ám chỉ New York styles với món thịt Jambon, Hamburger hay Pizza là nhiều nhất. Ngoài ra, Cheese cake và Begel thỉnh thoảng cũng được đề cập đến. 
  

Quả thật, những cảm nhận của tôi về ẩm thực New York thật tuyệt vời, từ những món ăn mà tôi có dịp thưởng thức, những nhà hàng mà tôi đã ghé qua…trong suốt thời gian ở New York. Ẩm thực New York đa dạng và phong phú đến nỗi tôi có thể kể về nó suốt cả đêm mà không hết chuyện.

   

Một trong những món ăn ấn tượng nhất mà tôi muốn nói đến chính là Hotdog.

Hotdog là món ăn trải nghiệm sự cô đơn khi lần đầu tiên tôi đến với NewYork. Tôi luôn cảm thấy đói bụng mỗi khi về nhà, cảm giác như muốn ăn một thứ gì đó để lấp đầy không gian trống trải của căn phòng. Chẳng biết là có đói thật hay không, nhưng mỗi lần như thế, tôi đều muốn tới những cửa hàng hotdog chọn cho mình 1 cái nóng thật nóng và ăn ngon lành. Có lẽ cũng bởi hotdog có cái giá rất ư là phải chăng so với những thứ đồ ăn đắt đỏ ở New York.
Trước kia tôi vẫn nghĩ rằng cái được gọi là Hotdog là bánh mì xúc xích được nướng và xiên vào que. Thế nhưng ở Mỹ, hotdog là bánh mì bên trong có xúc xích, tương cà, mù tạt, hành, carot chua, ớt, phô mai,… khá là khác biệt so với những gì tôi đã thấy.
 

  

Người ta cho rằng, xúc xích được người Hy Lạp chế biến đầu tiên vào năm 850TCN.  Nhưng đất nước đầu tiên biết đưa xúc xích vào nhân bánh mỳ chính là Đức. Họ đã bắt đầu ăn bánh mì kẹp xúc xích ngay từ những năm 1880. Nguồn gốc của cái tên Hotdog cũng có rất nhiều giai thoại. Khó có thể nói cái nào là chính xác nhất, nhưng chúng ta hãy cùng thử xem qua câu chuyện thú vị nhất trong số đó.

 

Trước tiên, xin đề cập đến lịch sử cái tên hotdog tại Mỹ. Hotdog của người Mỹ là chiếc bánh Dachshund với hình dáng giống con chó chân ngắn có cái thắt lưng dài…


Một người Đức di cư đến đây và đã bắt đầu bán xúc xích. Lí do kinh doanh của ông rất đơn giản, vì nắm rõ thói quen yêu thích bóng chày của người Mỹ, ông đưa ra ý tưởng kinh doanh một loại thức ăn tiện lợi mà khi các cầu thủ vào sân có thể vừa ăn vừa chơi bóng. Ý tưởng của ông đã được mọi người ủng hộ mạnh mẽ. Điều này đã được một họa sĩ của tờ báo nổi tiếng New York Times vẽ lại thành bức tranh sinh động mang tên Tad Dorgan. Tên của chiếc bánh được gọi là Dachshund.

  

Tuy nhiên do mọi người không biết cách phát âm của dachshund và cứ gọi đại là  “hotdogs” nên cái tên đó đã được lưu truyền rộng rãi. Khi đó cũng không có internet và không biết rõ cách phát âm nên cứ gọi và đăng báo như vậy. Hotdog là món ăn để lại nhiều ấn tượng đối với những người dân NewYork yêu thích bóng chày và những người bận rộn, vì cách ăn đơn giản và tiện dụng của nó. Không cần dĩa, có thể ăn ở bất kì đâu, vào bất cứ lúc nào. Ở Chiago – một thành phố bận rộn không kém gì NewYork cũng có riêng 1 thương hiệu hotdog “Chiago style”.

   

 

Xe bán hotdog trên đường phố NewYork. Mỗi xe đẩy có 1 phong cách riêng tùy theo đối tượng phục vụ 

   

Hotdog không phải là món ăn nổi tiếng ở các nhà hàng cao cấp tại NewYork, nhưng là món ăn được thưởng thức ở mọi nơi trên đường phố NewYork. Dù là những  con phố Wall lúc nào cũng tấp nập, vội vã, quảng trường Times đông nghẹt khách du lịch, hay phố Soho với những người đẹp như người mẫu hoặc ở bất cứ đâu đi chăng nữa thì bánh mì nóng và hotdog cũng được bày bán khắp nơi. Có rất đông khách du lịch đứng xếp hàng dài trước cửa hàng hotdog, điều đặc biệt là hầu hết trong số họ đều đi một mình.   
 

  

Dù  có nhiều nhà hàng phục vụ tráng miệng bằng bánh ngọt hay pasta, thế nhưng những nơi ấy vốn dĩ không dành cho những vị khách cô đơn. Có lẽ cũng bởi lí do ấy mà tôi vẫn luôn xem hotdog là lựa chọn đầu tiên của mình. Dù là ăn hotdog một mình, có lẽ đây là nón ăn có khả năng lấp đầy cơn đói và sự cô đơn.

 
Tôi là người Hàn Quốc, tất nhiên, văn hóa quê hương có ảnh hưởng rất lớn trong tôi. Đặc biệt là thói quen sinh hoạt tập thể. Với nhiều người sống tại Hàn Quốc, việc ăn cơm một mình là hết sức kì lạ. Khi sống ở Mỹ một thời gian, tôi làm quen dần với thói quen ăn uống đi lại một mình. Tôi cũng đã từng một mình đi đến nhà hàng và gọi món ăn cho mình. Ở Mỹ người ta sử dụng “đất nước của tôi” chứ không sử dụng “đất nước của chúng tôi”. Cái văn hóa “chúng tôi” ở Hàn Quốc thật khác so với Mỹ. Trở về Hàn Quốc, mỗi khi tôi đi uống café một mình, tôi lại bắt gặp những câu hỏi lạ lùng chẳng bao giờ xuất hiện ở Mỹ, đại loại như là “quý khách đi 1 mình à?”


Ở Mỹ, việc đi đâu, làm gì một mình đối với họ là bình thường. Vào giờ cơm trưa, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một người ngồi trên băng ghế đá ăn hotdog một mình.  Hình ảnh một ai đó đến nhà hàng cao cấp và thưởng thức bữa tối một mình cũng chẳng hề xa lạ. Tất cả những điều đó thể hiện cái Tôi độc lập và tính cá nhân trong lối sống của người New York. Ở NewYord, chủ nghĩa cá nhân được đề cao trên hết.

 
Tôi đã từng tưởng tượng về con người mới, mơ về 1 thế giới khác mà ở đó những con người cô đơn sẽ ở trong tập thể. Đất nước tôi là nơi cách xa thành phố New York hoa lệ này 13 tiếng bay, tôi cách xa quê hương mình, nhưng hình ảnh của đất nước luôn ở trong tim, che lấp nỗi cô đơn trong những ngày sống tại một đất nước xa lạ.
 Nếu bình chọn cho một nơi đẹp nhất trên thế giới, chắc chắn sẽ không thể chọn lựa được. Bởi với mỗi người, nơi đẹp nhất luôn là quê hương của họ. Với quê hương tôi, cảm nhận cái đẹp không phải ở phong cảnh, thiên nhiên, mà nó là những cái rất nhỏ bé, đơn giản, như cái “văn hóa tập thể” đặc trưng của người Hàn Quốc, một nét đẹp chỉ có thể cảm nhận bằng tấm lòng.

  

  

Cửa hàng được yêu thích nhất ở NewYork từ năm 1932

T a s t i n g  N Y C  vol. 1
 
Papaya King
 
179 E. 85th st. (3rd ave.) 212-369-0648
121 W. 125th st. (between Lenox & 7th aves.) 212- 678- 4268
200 W. 14th st. (7th ave.) 212- 367- 8090
 
Cash only
Hours
Sun-Thu: 8am-12am
Fri-Sat: 8am-2am


Theo bạn loại hotdog nào là ngon nhất? Nếu nghĩ 1 cách đơn giản, bánh mì xúc xích ở đâu cũng như nhau, nhưng thật ra, tùy theo mỗi cửa hàng và tùy vào từng người chế biến thì hương vị sẽ khác nhau. Tôi đã tìm hiểu và chọn lựa những địa chỉ bán hotdog đắt hàng nhất tại New York. Trong số những tin tức thu thập được, tôi quyết định chọn Papaya King làm cửa hàng đầu tiên đến, hotdog ở đây dù đắt hơn những cửa hàng khác nhưng từ năm 1932 đến nay, Papaya King nổi tiếng đến mức rất đông khách hàng xếp hàng dài trước cửa hàng để chờ đến lượt. Gần đây nhiều người ưa thích Gray’papaya hơn, nhưng đó là do có sự hỗ trợ của Papaya King.

1 ngày cuối tuần nọ, tôi đến một cửa hàng gần nhà để mua dụng cụ nhà bếp. Sau khi mua xong, đột nhiên nhớ ra cách đó vài con phố có cửa hàng Papaya King. Gần nhà không có cửa hàng nào nên nếu muốn ăn ngon thì phải chịu khó 1 chút. Papaya King - vua của các loại hotdog.! Cái tên hơi ngỗ ngược và ngang tang, tôi nghĩ thầm trong bụng. Có lẽ vì muốn ăn ngon hơn nên tôi đã cố bước đi thật nhanh theo con đường đó. Con đường này thật lạ, ở phía Đông có nhiều ngôi nhà biệt lập vắng vẻ và có nhiều cửa hàng đáng yêu, khác hẳn với New York ồn ào và rực rỡ, tôi có cảm giác như mình đang bước đi trên những con hẻm vắng ở châu Âu.

  


 

   

  

  

Mãi theo đuổi những suy nghĩ quẩn quanh trong đầu, tôi dường như quên hẳn giờ ăn tối và cứ thế thả bộ trên đường, đến khoảng hơn 8h tối, chẳng còn cửa hàng nào mở cửa. Nơi đây phải đi thêm 20ka nữa mới có thể đi tàu điện ngầm hoặc taxi. Rột..rột.. âm thanh phát ra từ bụng cứ như là tiếng nhạc được phát ra từ 1 nhạc cụ nào đó. Chợt nghĩ ra ý định, nếu như những tiếng kêu này thu thành nhạc chuông hay nhà chờ điện thoại thì sẽ có nhiều người dowload không nhỉ? ^^

Lúc còn 11ka, tôi đã định đi taxi nhưng vì thấy tiếc khi đã đi bộ gần tới tiệm bánh, và cũng vì muốn

ngắm nhìn thêm những khung cảnh trên đường nên quyết định tiếp tục đi bộ. Cái bụng sôi lên từng cơn, cuối cùng thì cũng tới. Một cửa hiệu hotdog với ánh đèn neon sáng rực phát ra từ biển hiệu, cùng những bức ảnh đầy màu sắc. Trên tường quảng cáo 1 câu đầy mời gọi “hương vị thơm ngon hơn cả thịt bò thăn”, dòng người xếp hàng chờ bánh hotdog vẫn kéo dài tấp nập.

 

  

Tôi đứng vào hàng và phải đợi khoảng 5-6 người nữa mới đến mình. Trong lúc xếp hàng chờ bánh, tôi đã bị lôi cuốn bởi những công đoạn làm bánh hiện ra trước mắt đến nỗi quên cả thời gian.

Cái hotdog đang được nướng trên vỉ thì dài hơn cả những cây xúc xích bình thường. Quan sát và tôi đã thấy những miếng xúc xích được nướng lâu dần dần chín thì sẽ được lấy ra bên cạnh đó cũng có những miếng được nướng hơi cháy xém. Khoảng hơn 20 cây xúc xích dài và to được cắm vào 1 cây lớn và khách hàng được lựa chọn bất cứ cái nào mình thích.



  

  

Lúc mua xúc xích, khách hàng được quyền yêu cầu nhân viên thêm vào bên trên đó 1 lớp nước sốt hay bất kỳ thứ gì mà họ thích…như ông chú xếp hàng trước tôi đã yêu cầu có rau cải bắp và sốt cà chua thông thường cùng với mù tạt.Người ta sẽ đặt lên vỉ nướng bánh mì cùng với 1 cái xúc xích dài và mỏng ở bên trong. 

 

So với khẩu vị của Hàn Quốc, xúc xích ở New York có vị mặn hơn nhưng lại hợp với bánh mì mềm. hotdog cùng rau cải bắp thêm 1 chút nước tương,1 chút mù tạt, trông có vẻ bình thường nhưng khi hòa quyện lại đã mang lại 1 hương vị đặc biệt cho bánh mì xúc xích. Và ở đó cũng có cửa hàng nước trái cây Papaya juice nên nếu chúng ta ăn cùng với xúc xích thì sẽ loại bỏ được vị mặn của xúc xích.

  

Chúng ta không có 1 chỗ ngồi tốt, những người phục vụ tốt nhưng nếu là cửa hàng thì không thể mong đợi với giá 1 cái hotdog là 1.5$. Chúng ta cũng có thể đứng  thưởng thức hương vị của hotdog ngay tại quầy được thiết kế sẵn ở kế bên cửa hàng hoặc là ngồi ở những ghế đá gần đó ăn như thể chúng ta là người NewYork. Có nhiều món ăn ngon hơn thịt bò thăn ở những nhà hàng cao cấp nhưng mà hotdog vẫn là số 1. Dù có là nhà hàng cao cấp, có thêm những nước sốt đặc biệt đi chăng nữa thì những cửa hàng, những xe bán hotdog vẫn đặc biệt.
 

   


 
 

Giải thích từ

  
 
Filet mignon - thịt bò thăn: là thuật ngữ nấu ăn mà người Pháp dùng để nói đến 1 loại thịt bò mềm và không có xương, tuy giá cả hơi mắc 1 chút. Ở Hàn Quốc cũng có loại thịt bò cao cấp dùng để nấu ăn. Trong thực tế thì người Pháp dùng từ này để nói đến loại thịt heo cao cấp dùng trong nấu ăn nhiều hơn.

 
Sauerkraut - bắp cải chua: Là loại bắp cải chua đã được ngâm dấm của người Đức, giống như là kimchi của Hàn Quốc. Theo như tiếng Đức thì Sauer nghĩa là chua, kraut nghĩa là rau cải. Hương vị của gà, củ cải, bắp cải sau khi ngâm dấm đều có vị hơi mặn chua ngọt, tất cả các hương vị hòa quyện vào nhau tạo nên 1 món ăn rất đặc biệt.

  
Menu

 
2 hotdogs + papaya smoothie $5

3 hotdogs + papaya smoothie $7

 

 

  
 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích