Bánh cưới truyền thống của một số quốc gia

22:11 29/08/2021

Ngày nay, hầu hết các lễ cưới dù ở châu Á cũng đã phần nào bị… Tây hóa. Nghi thức lễ cưới thường được rút gọn hơn, sính lễ cũng không còn quá rườm rà.

Share social

BÁNH CƯỚI TRUYỀN THỐNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

 

 

 

Ngày nay, hầu hết các lễ cưới dù ở châu Á cũng đã phần nào bị… Tây hóa. Nghi thức lễ cưới thường được rút gọn hơn, sính lễ cũng không còn quá rườm rà. Tuy nhiên, những đám cưới với phong tục mang tính bản sắc dân tộc vẫn được tôn vinh và cổ súy bởi đó là nét văn hóa riêng của từng quốc gia. Theo đó, có những loại bánh cưới rất đặc trưng bên cạnh loại bánh ga tô nhiều tầng thường thấy trong các lễ cưới hiện đại.

 

Việt Nam: Bánh phu thê

 

Hay còn được gọi chệch đi là bánh Su sê. Những chiếc bánh xanh xanh, nho nhỏ, thơm thơm được gói cẩn thận, đặt trong “chiếc hộp” lá dừa thơm phức này thường không thể thiếu trong các lễ ăn hỏi của người Việt. Bánh được làm từ loại nếp thơm ngon nhất. Nếp được ngâm, đãi, xay mịn rồi lấy bột, đem phơi khô, để sau nhiều ngày mới dùng làm bánh. Bánh có nhân đậu xanh béo ngọt, có dừa sợi bào. Bánh ngon và đẹp khi làm xong ăn vào phải giòn sừn sựt, bột trong, thấy cả nhân bên trong.

 

Bánh thể hiện cho ước nguyện gắn kết bền lâu của đôi nam nữ, được kết trang trọng trong những tráp sính lễ cưới mà nhà trai mang cho nhà gái cùng với mâm trầu, bình rượu. Bánh thường có ý nghĩa tượng trưng hơn là dùng để thết đãi.

 

Bánh cưới truyền thống của một số quốc gia

 

Trung Quốc: Bánh Hỷ

 

Thật ra, ở Trung Quốc, khi nói đến báo hỷ tức là “ám chỉ” lễ cưới. Do đó, bánh cưới của người Trung Hoa cũng có yếu tố hỷ. Đó có thể là một loại bánh bột bình thường nhưng có khắc chữ song hỷ màu đỏ tượng trưng cho niềm vui và may mắn. Tuy nhiên, có một tập tục là, cô dâu không được ăn bánh hỷ vì điều này đồng nghĩa với việc niềm vui tiêu tan. Ngày nay, bánh cưới theo phong cách phương Tây của người Trung Quốc cũng thường lồng những chữ hỷ vào để thể hiện niềm vui trọn vẹn.

 

Bánh cưới truyền thống của một số quốc gia

 

Hàn Quốc: bánh đậu đỏ

 

Những chiếc bánh làm từ bột gạo hấp và bột đậu đỏ được xem là loại bánh cưới truyền thống của xứ sở kim chi. Bánh có nhiều lớp bột gạo và bột đậu đỏ xen kẽ, cuộn tròn, sau đó được cắt ra như hình những chiếc gối nhỏ trông rất “duyên” và bắt mắt.

 

Bánh cưới truyền thống của một số quốc gia

 

Ý: Zuppa inglese

 

Béo ngọt đến… ngập ngụa là cảm giác khi thưởng thức loại bánh độc đáo này. Nó giống như thứ dùng để thết đãi và dùng trong các bữa tiệc hơn là bánh cưới. Chúng được làm từ sữa, trứng, sô cô la, kem tươi, rượu Rhum và trái cây. Vì là bánh cưới nên nó thường được trang trí công phu và rất đẹp mắt.

 

Bánh cưới truyền thống của một số quốc gia

 

Pháp: Croquembouche

 

Bánh cưới truyền thống của người Pháp được gọi là croquembouche. Khi ăn, có cảm giác nó tan ngay trong miệng. Croquembouche đã được sử dụng như một chiếc bánh kỷ niệm cho đám cưới của giới quý tộc Pháp từ đầu thế kỷ 18. Khi này, mỗi khách đến dự đám cưới sẽ mang theo một chiếc bánh ngọt để tạo thành chiếc tháp. Theo truyền thống, sau buổi lễ, cô dâu chú rễ sẽ có cuộc sống no ấm, hạnh phúc cùng nhau.

 

Bánh được chất cao hình chiếc tháp, phủ caramen như những chiếc mạng nhện bên ngoài. Sau khi làm nghi lễ xong, bánh vẫn được chia đều và mọi người cùng thưởng thức.

 

Bánh cưới truyền thống của một số quốc gia

 

Ukraina: Korovai

 

Đây là một loại bánh mì có nguồn gốc cổ xưa, được làm từ bột mì và được trang trí với biểu tượng lá cờ và hình mặt trời, mặt trăng, các loài chim, các loại hạt, hoa và trái cây... Tùy từng nơi khác nhau mà người ta có cách trang trí Korovai khác nhau. Loại bánh mì này thường được chuẩn bị trong nhà cô dâu bởi những người phụ nữ và thường số người được chọn để làm là số lẻ, phổ biến nhất là bảy.

 

Thường thì trên bánh cưới sẽ có hai con chim được làm bằng bột, đại diện cho các cặp vợ chồng, các loài chim khác đại diện cho gia đình và bạn bè. Ngoài ra, viền bánh xung quanh sẽ là một vòng hoa của cây dừa cạn, biểu tượng của tình yêu và sự tinh khiết. Korovai được xem như là một phước lành trong lễ cưới. Thậm chí, khi hoàn cảnh kinh tế không cho phép một đám cưới rình rang thì một chiếc bánh Korovai cũng đủ tạo thành một cuộc hôn nhân đúng nghĩa trong con mắt của cộng đồng bởi ý nghĩa thiêng liêng của nó

 

Bánh cưới truyền thống của một số quốc gia

 

Bánh cưới truyền thống của một số quốc gia

 

Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của HansaeYes24 Vina Co.,Ltd

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan