Bạn không đủ “thú vị” với đồng nghiệp

22:11 29/08/2021

Đồng nghiệp ít khí nói chuyện với bạn không phải vì họ ghét bạn. Bạn luôn là đối tượng bị gạt “ra rìa” ở những cuộc nói chuyện sôi nổi, hay những câu chuyện của bạn thường không tạo ra hứng thú cho người đối diện. Nếu bạn đang nằm trong tình trạng như vậy,...

Share social

Đồng nghiệp ít khí nói chuyện với bạn không phải vì họ ghét bạn. Bạn luôn là đối tượng bị gạt “ra rìa” ở những cuộc nói chuyện sôi nổi, hay những câu chuyện của bạn thường không tạo ra hứng thú cho người đối diện. Nếu bạn đang nằm trong tình trạng như vậy, thì chắc hẳn bạn đang trở thành “người chán ngắt” rồi.

 

Bạn không đủ “thú vị” với đồng nghiệp

 

Bạn luôn hòa đồng, thích trò chuyện với mọi người trong phòng làm việc, tuy nhiên những câu chuyện của bạn thường không được “chào đón”, hay nói cách khác bạn không đủ “thú vị”, không đủ khả năng hài hước để lôi cuốn mọi người. Điều này không phải ai cũng muốn.

 

Hẳn ai cũng mong trở thành người thú vị, thành tâm điểm của mỗi cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khiếu ăn nói, cử chỉ có duyên để có thể làm được việc đó. Vậy thì làm thế nào để có thể biết được đồng nghiệp đang nghĩ gì về mình trong buổi nói chuyện? Và làm thế nào để bạn dừng đúng lúc và không trở thành một người thừa “vô duyên” ngay giữa cuộc nói chuyện? 

 

Bạn không đủ “thú vị” với đồng nghiệp

 

Ai cũng muốn mình trở thành người thú vị, tuy nhiên điều này không phải dễ dàng làm được

 

Có một vài dấu hiệu cho thấy người đối diện đang không tìm thấy sự thú vị trong cuộc nói chuyện để bạn biết được đã đến lúc dứng cuộc nói chuyện tại đây. Hãy cùng tôi tím hiểu xem những dấu hiệu đó là gì nhé.

 

Chính bạn cũng không mấy hứng thú với câu chuyện của mình: Tức là chắc chắn người đối diện cũng không thích chủ đề đó. Nếu ở trong tình huống này, cách tốt nhất mà bạn có thể làm là chủ động chuyển sang một chủ đề nói chuyện khác.

 

Đồng nghiệp trả lời câu hỏi một cách đại khái: Khi một người nói “Ồ, thế á? Vậy á? Thật thú vị. Thật sao?”, đó có thể là tín hiệu cho thấy họ không quan tâm với những gì mà bạn đang nói. Cũng tương tự khi một người liên tục nói câu “Buồn cười nhỉ”. Nhận được dấu hiệu này, có thể bạn phải suy nghĩ đến việc đổi chủ đề.

 

Bạn không đủ “thú vị” với đồng nghiệp

 

Những cử chỉ nhỏ của đồng nghiệp ẩn chứa nhiều dấu hiệu về một buổi nói chuyện thú vị

 

Đồng nghiệp sẽ hỏi nhưng câu đơn giản: Thường thì bạn sẽ làm gì khi bắt đầu cảm thấy chán câu chuyện của đồng nghiệp? Trong vô ván cách xử lý, có một cách hay được áp dụng nhất chính là hỏi những câu đơn giản, kiểu như: “Thế anh đã đi đến đâu?”, “Sau đó thế nào?”.  Những người quan tâm sẽ hỏi những câu hỏi phức tạp hơn, cho thấy sự tò mò, thay vì chỉ lịch sự đơn thuần.

 

“Nhảy vào miệng” của bạn: Ý tôi muốn nói ở đây chính là hành động chặn ngang họng hay cắt ngang lời bạn nói. Mặc dù có phần hơi thô lỗ, nhưng việc ngắt lời bạn là một tín hiệu rất rõ ràng cho thấy người đối diện đã không còn muốn nghe những gì mà bạn kể. Họ muốn dừng câu chuyện của bạn ở đó, hoặc chuyển sang một đề tài khác.

 

Không giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện: Thường thì người có kết nối tốt với nhau trong khi trò chuyện thường quay mặt vào nhau. Nếu đồng nghiệp không giao tiếp bằng ánh mắt trong khi nói chuyện, hoặc hướng mặt họ sang hướng khác thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy buổi nói chuyện đã chán quá rồi. Cũng giống như trong một cuộc họp, khi bạn phát biểu, những người quan tâm sẽ nhìn vào bạn, trong khi những người không quan tâm nhìn ra chỗ khác hoặc bấm điện thoại. 

 

Bạn không đủ “thú vị” với đồng nghiệp

 

Giao tiếp bằng ánh mắt cũng rất quan trọng để cho buổi nói chuyện thêm thú vị

 

Thỏng tay và ngả người về phía sau: Nếu người đối diện có tư thế như vậy thì đích thị là họ đang cảm thấy sự tẻ nhạt. Hay như mũi chân hướng ra ngoài tức là họ có ý muốn rời đi. Những tư thế này đã được các nhà tâm lý chỉ ra. Vì vậy, bạn có thể theo dõi tư thế cơ thể của người đối diện để xác định mức độ quan tâm của họ tới câu chuyển của bạn kể.

 

Để trở thành “trung tâm của văn phòng” ngoài khiếu nói chuyện bạn cần phải học cách quan sát đồng nghiệp nữa đấy. Nếu ai có ý định trở thành một đồng nghiệp thú vị, thì hãy lưu tâm đến vấn đề này nhé.

 

Bạn không đủ “thú vị” với đồng nghiệp

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan