Bạn có phải là người đáng ghét?

22:11 29/08/2021

Trong môi trường làm việc, hẳn không phải ai cũng ưa ai, đồng nghiệp nào cũng thích và có thể chơi được với nhau. Chắc chắn sẽ có những nhân viên với tính cách, thói quen, thậm chí là cách hành xử chưa được chuẩn mực...

Share social

Trong môi trường làm việc, hẳn không phải ai cũng ưa ai, đồng nghiệp nào cũng thích và có thể chơi được với nhau. Chắc chắn sẽ có những nhân viên với tính cách, thói quen, thậm chí là cách hành xử chưa được chuẩn mực cho lắm được coi là “người đáng ghét”.

 

Bạn có phải là người đáng ghét?

 

Vì sao bạn trở nên đáng ghét?

 

Có hàng ngàn lý do. Vì bạn quá giỏi, đồng nghiệp ghen tỵ và sinh ra ghét bỏ. Hay cũng có thể vì bạn được sếp yêu quý và có đôi lúc thiên vị… Hoặc là quá chăm chỉ. Bạn làm việc liên tục 8 tiếng mỗi ngày, nhưng đến giời tan sở, bạn vẫn cố nán lại để làm việc. Từ đây bạn thường được sếp nhắc đến như là tấm gương cho các đồng nghiệp khác. Vậy là xảy ra chuyện thôi. Người thì nói bạn quá tham việc, người thì nói bạn là người vô vị vì ngoài công việc ra bạn chẳng có thứ gì khác để mà quan tâm… Thế đấy, bỗng chốc từ người tốt, từ nhân viên gương mẫu, bạn dần trở thành cái gai trong mắt của những đồng nghiệp lười biếng và không có trí tiến thủ.

 

Bạn có phải là người đáng ghét?

 

Bạn có thể bị ghét vì quá giỏi và chăm chỉ

 

Những thứ mà tôi vừa kể ra ở trên có thể là nguyên nhân khách quan khiến bạn trở thành người đáng ghét trong mắt không ít đồng nghiệp. Vậy còn nguyên nhân chủ quan, tức là do bạn, do tính cách, lời ăn tiếng nói, cách xử trí các mối quan hệ từ bạn mà ra. Tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ mà tôi lượm lặt được. Bạn có thể theo đó để tham khảo và tự tìm hiểu liệu mình có đang là người đáng ghét thực sự hay không nhé.

 

Kẻ tám chuyện: Những cô nàng này ăn lương làm công thì ít mà chịu khó “chui gầm giường” nhà đồng nghiệp để “đưa tin” thì nhiều. Đừng quá ngạc nhiên khi chuyện ai đó lỡ gặp sếp sau giờ làm để trao đổi công việc lại bị thổi phồng lên thành có ý đồ quyến rũ lãnh đạo để được thăng tiến. Và chừng nào những cô nàng này vẫn còn “nhiệt huyết với nghề” thì chừng đó những câu chuyện đầy kịch tính nơi công sở vẫn còn được thêu dệt với độ hấp dẫn ngày càng cao.

 

Bạn có phải là người đáng ghét?

 

Người “nhiều chuyện” luôn mang đến sự phiền toái

 

Cướp công đồng nghiệp: Chẳng có gì để nghi ngờ về sự khéo léo cũng như độ ẩn nhẫn cao để chờ đợi thời cơ của những kẻ cướp công đồng nghiệp một cách có đẳng cấp này. Họ biết tiếp cận và tạo dựng lòng tin ở những con mồi ngây thơ như thế nào, biết khai thác thông tin ra sao và tất nhiên, họ cũng nắm rõ luôn cả phương pháp “chộp giật” nhanh gọn nhất có thể. 

 

Bạn có phải là người đáng ghét?

 

Nên cảnh giác với những đồng nghiệp “cơ hội”

 

Nợ dai như đỉa: Hãy thử tưởng tượng xem, đồng nghiệp có chút tiền tiết kiệm để tiêu xài trong tháng. Một ngày đẹp trời bạn cần kíp và hỏi mượn. Đồng nghiệp này vui vẻ xuất tiền khỏi bao. Đến cuối tháng, tiền thì đã hết, nhưng số tiền cho bạn mượn mãi không thấy bạn trả lại. Phức tạp rồi đây. Bạn đãng trí quên mất số tiền cần trả, hay bạn là người “nợ dai”. Nếu bạn là người trong trường hợp thứ 2, tất nhiên bạn sẽ trở thành kẻ bị ghét.

 

Khéo nịnh sếp: Bạn biết nhân vật Hòa Thân chứ, một đại thần xu nịnh. Thực lực thì có hạn mà thủ đoạn xu nịnh vua chúa thì vô biên. Thực tế là có rất nhiều người truyền tai nhau bí kíp đã đi làm là phải “lanh”, phải cư xử sao cho khéo. Nhưng đôi lúc, cái sự "khéo" ấy lại lộ liễu đến mức phản tác dụng, khi nó gần như phơi bày tất cả bản chất thảo mai, xu nịnh và giả tạo vốn có của họ.

 

Bạn có phải là người đáng ghét?  Bạn có phải là người đáng ghét?

 

Người xu nịnh thường dễ được thăng tiến, nhưng cũng dễ bị ghét

 

Có vẻ như thay vì sử dụng chất xám để chứng minh năng lực của bản thân thì nhiều người lại thích dùng nước bọt và đầu gối để thăng tiến. Những người này có thể nghĩ ra đủ mọi chiêu trò để mua vui cho sếp và cũng sẵn sàng kể xấu bất cứ đồng nghiệp nào họ cảm thấy “ngứa mắt”.

 

Bạn có phải là người đáng ghét?

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan