Bạn có dùng vàng để thử độ chì trong mỹ phẩm?

22:11 29/08/2021

Lâu nay, nhiều chị em phụ nữ thường truyền tai nhau về kinh nghiệm dùng vàng để thử độ chì trong mỹ phẩm. Dù chưa có căn cứ chứng minh quan niệm này là đúng, nhưng với tâm lý e dè chất chì có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, nhiều người vẫn tiếp tục sử dụng phương cách này với mong muốn tìm kiếm những mỹ phẩm an toàn.

Lâu nay, nhiều chị em phụ nữ thường truyền tai nhau về kinh nghiệm dùng vàng để thử độ chì trong mỹ phẩm. Dù chưa có căn cứ chứng minh quan niệm này là đúng, nhưng với tâm lý e dè chất chì có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, nhiều người vẫn tiếp tục sử dụng phương cách này với mong muốn tìm kiếm những mỹ phẩm an toàn. 

 


Thực hư của vấn đề


 

Kinh nghiệm dân gian được giới nữ sử dụng khá phổ biến là: cho một chút mỹ phẩm lên tay rồi dùng vàng chà sát. Nếu mỹ phẩm chuyển sang màu đen thì được coi là có chì. 

 

Thực tế, chì là 1 khoáng chất tự nhiên, nên nó có mặt trong mọi thứ ta thường dùng. Chì có trong mỹ phẩm thường do nguyên liệu có chứa khoáng chất chì ôxit. Lượng chì ở mỹ phẩm chỉ ở lượng vài phần triệu (part per million-ppm), nên thường không được ghi trong danh mục thành phần. Lượng chì nhỏ này thường giúp mỹ phẩm bền màu và lâu trôi hơn. Các hãng mỹ phẩm có thương hiệu đa phần đều kiểm tra rất nghiêm ngặt lượng chì trong mỗi sản phẩm của họ trong mức cho phép. Lượng chì vượt quá mức quy định thường gặp ở những sản phẩm không có tên tuổi hoặc trôi nổi trên thị trường. 

Các thành phần của mỹ phẩm (son, phấn nền, phấn phủ…) đa phần đều chứa sáp, dầu, các thành phần tạo màu, các thành phần chống nắng …

 

Khi tiến hành chà vàng lên mỹ phẩm sẽ xuất hiện những vệt màu đen như màu sáp viết chì. Hiện tượng này xảy ra là do sự tương tác giữa các thành phần với nhau. Vì thế phương pháp này được cho là không có căn cứ xác thực.

 


Đã có những cuộc thử nghiệm của các nhà nghiên cứu khi họ chà 4 kim loại khác nhau (vàng, bạc, đồng, hợp kim thiếc) với thành phần sáp (là thành phần có nhiều trong mỹ phẩm) lên một trang giấy trắng và kết quả cũng xuất hiện những vệt đen. Vì thế, không thể nói tất cả các sản phẩm bị chuyển màu bởi vàng là đều có chì. 
 Những dấu hiệu này đặc biệt dễ thấy khi thử nghiệm son.  Do sự tương phản màu sắc, son sẽ trở nên xám trên nền trắng, trở thành nâu trên nền hơi đỏ và màu nâu sẽ dễ nhận thấy bằng mắt.

 

Cho tới giờ, khách hàng vẫn chưa có một biện pháp nào để đảm bảo cho việc thử chì trong mỹ phẩm. Phương pháp này chỉ được cho là chính xác nhất khi sử dụng những máy móc chuyên nghiệp.


Có phải chỉ trong mỹ phẩm mới có chất chì?


 Lo lắng những tác động của chất chì đối với làn da khiến nhiều người lầm tưởng và đề cao cảnh giác một cách quá mức. Nhưng sự thực, có phải chỉ dùng mỹ phẩm bạn mới tiếp xúc với chì?

Tổ chức CTFA chuyên nghiên cứu về các loại mỹ phẩm, xà phòng tắm rửa và nước hoa đã kiểm tra rất nhiều loại son môi của các hãng mỹ phẩm trên toàn thế giới.

 

Kết quả được tổ chức uy tín này công bố là lượng chì được đưa vào cơ thể qua các loại mỹ phẩm còn ít hơn nhiều lần so với lượng chì có trong các bữa ăn, nước và không khí chúng ta phải dùng hàng ngày.



 Khi mà môi trường sống ở các thành phố lớn tại Việt Nam bị ô nhiễm, thì cơ thể chúng ta đều dễ dàng bị nhiễm chì. Ai cũng biết tác hại của chất chì đối với cơ thể, vì thế, nâng cao ý thức cộng đồng, tự giác bảo vệ môi trường… chính là cách bạn giảm tải mức độ nhiễm chì cho chính cơ thể của bạn.
 Cho tới hiện nay, để đảm bảo mỹ phẩm của bạn có hàm lượng chất chì trong quy định cho phép, bạn hãy là người tiêu dùng thông minh nhé. Hãy lựa chọn những mỹ phẩm có uy tín và thương hiệu, để hạn chế tới mức tối đa những ảnh hưởng xấu không mong muốn của các hóa chất trong mỹ phẩm trên da của bạn.

 

- Mỹ Hạnh-

 

 

Nội dung bài viết trên cafétyle thuộc sở hữu của HansaeYes24 Vina 

chống nắng chống nắng chống nắng thông minh

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích