"Bài thuốc" giải rượu từ món ăn Châu Á

22:11 29/08/2021

Nét độc đáo của ẩm thực phương Đông là những món ăn thường có tính bài thuốc, dung hòa yếu tố âm dương, tốt cho lục phủ ngũ tạng. Riêng về món giải rượu thì hầu như quốc gia châu Á nào cũng có và mỗi nơi sở hữu một “bí kíp” riêng.

Share social

Nét độc đáo của ẩm thực phương Đông là những món ăn thường có tính bài thuốc, dung hòa yếu tố âm dương, tốt cho lục phủ ngũ tạng. Riêng về món giải rượu thì hầu như quốc gia châu Á nào cũng có và mỗi nơi sở hữu một “bí kíp” riêng. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

 

Việt Nam – “nước mát”

 

Có lẽ là quốc gia đứng đầu thế giới về tiêu thụ rượu bia nên Việt Nam có nhiều bài thuốc giã rượu lưu truyền trong dân gian. Những bài thuốc này rất dễ áp dụng bởi nó hoàn toàn sử dụng các nguyên liệu phổ biến, có sẵn trong nhà bếp.

 

Món giã rượu đầu tiên phải kể đến là cháo đậu xanh. Nói là cháo cho phô trương chứ thật ra, chỉ cần nấu đậu xanh (cả vỏ) thật nhừ rồi lọc lấy nước uống hoặc cho thêm ít đường vào ăn là sẽ chóng tỉnh. Ngoài khả năng giải rượu, đậu xanh còn rất mát, giúp thải độc tố. Nếu không, có thể dùng gừng tươi đập giập rồi châm trà nóng vào uống từ từ. Lúc này, gừng còn có tác dụng làm ấm cơ thể. Hoặc đơn giản hơn, có thể pha sắn dây với nước lọc rồi uống một hơi cũng giúp giã rượu tức thì, tránh đau đầu, thải độc tố hiệu quả. Ngoài ra, nước chanh tươi cũng có tác dụng tốt giúp người say mau tỉnh.

 

"Bài thuốc" giải rượu từ món ăn Châu Á

 

Trà gừng

 

"Bài thuốc" giải rượu từ món ăn Châu Á

 

Sắn dây

 

"Bài thuốc" giải rượu từ món ăn Châu Á

 

Đậu xanh rất mát, có khả năng giải độc

 

Hàn Quốc - canh Haejangguk

 

Món ăn này thực sự chế biến dành cho người say rượu, khá kỳ công. Không chỉ có tác dụng giải rượu mà nó còn giúp bồi bổ sức khỏe. Món ăn thường gồm nước luộc thịt bò, bắp cải, giá đỗ, củ cải trắng, huyết bò và lòng đỏ trứng còn tươi. Chắc chắn, ngay sau khi thưởng thức, hương vị đặc biệt của món canh này sẽ khiến bạn tươi tỉnh hẳn ra sau một cơn bí tỉ. Không những thế, nó còn giúp bảo vệ dạ dày an toàn trước tác hại của rượu. Vì việc chế biến món ăn cũng khá mất thời gian nên không phải lúc nào say xỉn, cũng có ngay món canh để “hạ hỏa”.

 

"Bài thuốc" giải rượu từ món ăn Châu Á

 

"Bài thuốc" giải rượu từ món ăn Châu Á
 

 

Thái Lan -  Kway Tiew Nahm

 

Người Thái ăn cay nên món ăn giải rượu của ho cũng cay không kém. Họ tin rằng, chính sự cay nóng trong món ăn sẽ giúp tiết mồ hôi, thải độc tố và làm “bừng tỉnh” các giác quan hiệu quả. Món này được  chế biến cũng khá công phu khi nấu từ xương, thịt heo, củ cải, rau mùi, giá đỗ, tiết heo hoặc vịt. Người Thái tin rằng, tất cả các nguyên liệu này sẽ giúp người say giảm được cảm giác nôn, đồng thời họ cũng có đươc món ăn ngon miệng sau khi đã say đứ đừ. Phần súp này sẽ được ăn kèm với mì, phở như bất cứ món ăn nào khác.

 

"Bài thuốc" giải rượu từ món ăn Châu Á

 

Ấn Độ  - dừa tươi

 

Có lẽ, món giải rượu của người Ấn là đơn giản và dễ tìm hơn cả. Ai cũng có thể áp dụng mà không phải mất thời gian để tốn công chế biến. Trong nước dừa chứa đầy đủ các khoáng chất và kali, giúp bù nước và điện giải tuyệt vời cho người mất nước. Do đó, nước dừa được người Ấn tin dùng để giải rượu và giải khát hàng ngày. Qúa tiện lợi phải không?

 

"Bài thuốc" giải rượu từ món ăn Châu Á

 

Nhật Bản – trà xanh

 

Trà xanh có mặt trong nhiều món ăn, thức uống của người Nhật. Và giờ đây, nó cũng là thức uống mà người Nhật tin là có khả năng giải rượu hiệu quả. Trà xanh là chất chống oxy hóa, giúp giải độc gan hiệu quả, giúp làm giảm đau đầu và buồn nôn. Trong trà còn chứa lượng caffeine nhất định giúp duy trì sự tỉnh táo. Nhiều người ở Nhật khi uống trà còn thả thêm một vài quả mận muối, có tác dụng bù điện giải rất hiệu quả.

 

"Bài thuốc" giải rượu từ món ăn Châu Á

 

Trung Đông – món hầm Kkishkiyya

 

Trong cuốn sách được viết cách đây gần một nghìn năm Kitab al-tabikh (sách dạy nấu nướng) của Ibn Sayyar al-Warraq, là tác phẩm hoàn thiện nhất thuộc thể loại này có đề cập đến phương pháp trị chứng nôn nao sau uống rượu gọi là ‘Kkishkiyya’. Đây là một món thịt hầm với đậu hồi, rau kèm theo một loại nguyên liệu đặc biệt gọi là khaskm, một loại sữa chua lên men, sữa, và nước sữa. Món này được cho là chìa khóa để làm thuyên giảm hỏa khí dư thừa trong đầu và dạ dày. Ngày nay, Kkishkiyya vẫn được nấu theo cùng một phương pháp, chủ yếu ở khu vực phía bắc Iraq và vùng Cận Đông.

 

"Bài thuốc" giải rượu từ món ăn Châu Á

 

"Bài thuốc" giải rượu từ món ăn Châu Á

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan