Bài học về cách chơi "đẹp" cho con trẻ
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Làm bố mẹ, chắc hẳn không ít lần, bạn gặp phải tình huống, con nhỏ òa khóc và tức tưởi: “Hôm nay con chơi thua bạn A trong trò chơi do cô giáo tổ chức”, hay như “Bạn B chơi ăn gian nên mới thắng nhóm con”. Và đây là lúc mà bạn cần phải chia sẻ cùng con...
Làm bố mẹ, chắc hẳn không ít lần, bạn gặp phải tình huống, con nhỏ òa khóc và tức tưởi: “Hôm nay con chơi thua bạn A trong trò chơi do cô giáo tổ chức”, hay như “Bạn B chơi ăn gian nên mới thắng nhóm con”. Và đây là lúc mà bạn cần phải chia sẻ cùng con về cách chơi đẹp trong một trò chơi. Học cách chơi đẹp - làm một người chiến thắng và thua cuộc lịch thiệp là một trong những bài học cần thiết cho trẻ ngay khi còn tấm bé.
Trẻ nhỏ cần trải qua một khoảng thời gian đủ dài để nhận thức vấn đề đúng sai, nhất là việc có thể nhìn nhận đầy đủ các mặt của một vấn đề - việc mà cả người lớn đôi khi còn khó có thể thực hiện. Vì vậy, trong quá trình tập cho bé về cách chơi đẹp trong một trò chơi, bạn cần phải có sự kiên nhẫn cần thiết. Trẻ hiếu động và tham gia rất nhiều các hoạt động vui chơi cùng bạn bè mỗi ngày. Thế nên, bạn phải luôn trong tâm thế chia sẻ cho con bài học về cách chơi đẹp.
Chơi đẹp cùng con
Tổ chức các trò chơi nho nhỏ và thể hiện cách chơi đẹp cùng con trẻ
Hãy tổ chức cho con những trò chơi nho nhỏ. Không nhất thiết đó là những trò chơi cần tư duy hay thể thao nặng nhọc. Chỉ cần một chút may mắn là được. Lúc đầu, bạn có thể ưu tiên cho trẻ một chút. Cho con thắng và bé sẽ có thêm động lực để cùng bạn tham gia nhiệt tình các trò tiếp theo. Nói sao đi nữa, trẻ nhỏ vẫn thường có tính ganh đua và rất muốn chiến thắng trong các trò chơi. Nếu để bé thắng bé sẽ tham gia nhiệt tình trong những trò tiếp theo.
Khích lệ khi con trẻ thắng và thể hiện tinh thần fair play của 1 người thua cuộc
Đây là cách bạn thể hiện vai trò của người thua cuộc một cách “fairplay”. Vỗ tay khích lệ, xoa đầu khen con giỏi, bắt tay chúc mừng… là những hành động cần thiết trong lúc này. Trẻ nhỏ từ đó sẽ lấy bạn làm tấm gương để noi theo. Bạn cũng cần phải phân tích cho trẻ thấy được ý nghĩa của những hành động bạn vừa làm. Ví dụ: “Chúc mừng con, dù ba thua nhưng mẹ vẫn rất vui khi con thắng trò này. Cố gắng lần sau nữa nhé!”. Hoặc giả, bạn vừa đưa tay ra để bắt tay chúc mừng bé, vừa nói: “Dù thua, những mình vẫn phải chúc mừng người chiến thắng khi thấy họ xứng đáng. Đó là điều nên làm. Chúc mừng con”.
Nếu con thua
“Thắng không kêu, bại không nản”, là một câu nói gần như bậc phụ huynh nào cũng cần thuộc nằm lòng khi giáo dục con về cách chơi đẹp. Nếu ban đầu, bạn ưu tiên cho con thắng, và biết được cảm giác khi “đứng trên bục cao”, thì bây giờ bạn càng phải khéo léo và tinh tế hơn nữa khi đưa con vào vị trí thua cuộc.
Cho con trẻ trải nghiệm cả 2 cảm giác thắng và thua cuộc
Nếu bé gian lận hay buồn bã bỏ đi vì thua cuộc, hãy phân tích cho bé về các hành động của mình. “Thắng và thua là điều chắc chắn phải có trong các trò chơi. Không ai có thể thắng hoài. Phải có lúc thắng, lúc thua. Con có thấy lúc nãy ba/mẹ đã thua không? Nhưng ba/mẹ vẫn chúc mừng con. Giờ con thua thì cũng cần phải chúc mừng lại chứ. Nếu con bỏ đi khi người khác chiến thắng thì sẽ không có bạn nào chơi với con nữa đâu!” Hoặc “Mẹ sẽ không chơi đâu nếu con gian lận. Gian lận là không công bằng”.
Cũng là một sự cần thiết để bạn hỏi con về cảm giác khi bé thắng cuộc nhưng gian lận. Liệu cảm giác đó có dễ chịu không? Đồng thời, mẹ cũng nên chỉ cho bé cách để vượt qua cảm giác thất bại trong các trò chơi mà không trở nên nóng giận.
Những lời khen ngợi cũng cần thiết khi trẻ thua cuộc nhưng có tinh thần chơi đẹp
Khi bé có thể làm tốt vai trò của người thua cuộc thì những lời khen ngợi mà bạn dành cho bé cũng rất quan trọng. “Dù con thua nhưng con đã làm hết sức mình rồi, không việc gì phải buồn cả. Lần sau, mình sẽ cố gắng nhiều hơn”, đó là một gợi ý để bạn nói với bé. Ngoài ra, nếu tìm được lý do, bạn cũng nên giải thích cho bé thấy vì sao bé thua trong trò chơi đó: vì kỹ năng chưa tốt, chưa may mắn hay chưa chơi hết mình… Làm được điều đó sẽ giúp bé giảm bớt các cảm giác tiêu cực khi thua cuộc và có được những trải nghiệm tốt hơn cho lần sau.
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >