Ẩm thực Buôn Mê – thử để mà mê
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Buôn Mê “hớp hồn” bạn không phải bởi phố thị xênh xang hay các địa danh hào nhoáng mà bởi sự mộc mạc, bình dị đặc trưng của phố núi. Từ cảnh đến người, Buôn Mê hút khách thập phương bởi sự mộc mạc, phóng khoáng đúng chất Tây Nguyên. Và ẩm thực Buôn Mê, so với các vùng miền khác, có thể không phong phú và đặc biệt bằng nhưng nó vẫn có thể khiến bạn mê mẩn khi lần đầu thưởng thức.
Buôn Mê “hớp hồn” bạn không phải bởi phố thị xênh xang hay các địa danh hào nhoáng mà bởi sự mộc mạc, bình dị đặc trưng của phố núi. Từ cảnh đến người, Buôn Mê hút khách thập phương bởi sự mộc mạc, phóng khoáng đúng chất Tây Nguyên. Và ẩm thực Buôn Mê, so với các vùng miền khác, có thể không phong phú và đặc biệt bằng nhưng nó vẫn có thể khiến bạn mê mẩn khi lần đầu thưởng thức.
Phở khô
Phở khô không phải là món ăn “độc quyền” của Buôn Mê mà là “món chung” ở Tây Nguyên, có thể tìm thấy ở các tỉnh khác như Gia Lai, Kontum. Tuy nhiên, hương vị phở khô mỗi nơi mỗi khác. Ở thành phố Buôn Mê, bạn có thể ăn phở khô ở quán phở Hai Tô nổi tiếng trên đường Nguyễn Công Trứ. Sở dĩ gọi là phở khô vì đơn giản, khi dọn ra luôn có… hai tô, một tô khô có phở trộn và 1 tô nước súp có thịt tùy chọn (gà, bò, thập cẩm).
Gọi là phở nhưng thực chất, sợi phở ở đây là sợi hủ tiếu nhưng cọng khá mảnh, không dày như hủ tiếu miền Tây. Cách làm phở khô cũng khá giống với cách làm hủ tiếu khô Nam Vang có thịt bằm xào thơm trên mặt nhưng thay vì có thêm hải sản thì sẽ thay bằng thịt gà, thịt bò. Bên cạnh đó, gia vị trộn phở khô cũng có thêm tương đen, tương đỏ. Rau ăn kèm phở gồm có xà lách, lá quế, hành, ngò rí, giá. Nếu như tô phở khô nhìn hấp dẫn thì tô súp nước đi kèm cũng ngon không kém với đầy đủ các loại thịt tùy chọn. Một tô phở thập cẩm ở đây có giá 40,000 nhưng khá nhiều thịt. Nếu là thịt gà thì cũng là gà đồi, giòn và chắc thịt.
Phở gà khô
Gỏi lá
Cái độc đáo của món gỏi này chính là các loại lá, rau rừng phong phú đi kèm. Có đến hơn 40 loại rau khác nhau như lộc vừng, sâm đất, hồng ngọc, mơ, cải cay, ổi, đinh lăng, sung, lá lốt, trâm, mã đề, diếp cá, chó đẻ răng cưa, quế, húng, thuyền đất… để ăn cùng. Khi ăn, bạn lấy các loại lá này cuốn thành hình phễu, sau đó cho thịt ba chỉ, tôm rang, da heo trộn thính, tiêu hạt, ớt xanh (nếu muốn ăn cay)… vào cuốn rồi chấm với nước chấm. Nước chấm thoạt nhìn qua có màu vàng nghệ, đặc sền sệt. Để làm loại nước chấm này, bạn phải chế biến rất công phu. Đầu tiên là dùng gạo nếp lên men, ủ với tôm khô, ba chỉ, sau đó xay nhuyễn. Bắc chảo dầu nóng trên bếp, phi hành khô thật thơm rồi cho hỗn hợp trên vào, cho thêm mẻ, sa tế, gia vị và đảo đều tay, đun lửa liu riu. Chỉ trong 1 món ăn đơn giản nhưng biết bao hương vị hòa quyện tinh tế. Ngoài ra, vì kết hợp rất nhiều loại rau lá rừng nên đây còn là món ăn bài thuốc.
Bún đỏ
Vì bún có màu đo đỏ (do có điều màu) mà người ta gọi nó là bún đỏ, đơn giản thế thôi. Món này có mùi vị khá giống canh bún nhưng thay vì ăn kèm rau muống, người ta ăn kèm cải trụng. Trên tô canh bún thường có vài lát chả cua thịt, trứng cút luộc, hành phi, tóp mỡ. Ở Buôn Mê, muốn ăn bún đỏ, người ta thường đến quán bà Thu nằm trên đường Phan Đình Giót, bán tầm từ chiều đến tối, xung quanh cũng có vài quán khác tương tự.
Cá lăng
Buôn Mê nổi tiếng với cá lăng sông Seperok. Nếu từng ăn chả cá lăng ở Hà Nội thì bạn sẽ thấy, cá lăng ở Buôn Mê khác một trời một vực. Vì là cá lăng sông nên thịt cá rất chắc, ngọt, không ngấy, không tanh, đặc biệt là rất to, con tầm khoảng vài ba ký là bình thường. Thậm chí, ở một quán khá nổi tiếng mà tôi ăn cách thành phố tầm hơn 10 cây số, người chủ còn trưng bày ảnh con cá lăng khổng lồ 50kg bắt từ sông. Muốn ăn cá lăng, bạn phải đi nhiều người vì quán ít khi có cá nhỏ. Khi ăn, bạn chỉ cần chọn con ưng ý rồi đặt quán làm và chịu khó đợi lâu một chút. Có nhiều món hấp dẫn từ cá lăng như lòng cá hấp, cá lăng nướng ăn kèm rau rừng, lẩu cá lăng măng chua.
Vì cá rất to nên chỉ với lòng của nó, người ta đã có thể chế biến thành 1 món ăn ngon
Cá lăng nướng thơm lừng
Lẩu cá lăng măng chua
Cà phê
Đến vùng thánh địa cà phê Buôn Mê mà không uống cà phê thì xem như hoài phí. Ở đây có nhiều quán, làng cà phê từ ấm cúng đến rộng rãi, gần thiên nhiên mà bạn có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, một lời khuyên cho bạn là đừng uống cà phê cóc vì thực chất, cà phê ở các quán này khó mà nguyên chất. Nó được pha trộn bởi rất nhiều hỗn hợp khác ngoài cà phê để “chiều chuộng” gu uống cà phê sánh đậm của nhiều người. Do đó, hãy đến các quán cà phê sạch để thưởng thức đúng cà phê nguyên chất. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể đến làng du lịch sinh thái Kotam để thưởng thức đúng hương vị cà phê trứ danh. Cà phê bán tại đây là cà phê trồng organic tại vườn, hạn chế phân thuốc hóa học và chỉ thu mỗi năm với số lượng có hạn để bán cho du khách.
Cây cà phê ở Buôn Mê
Một góc quán cà phê Bâng Khuâng
Cà phê chính gốc Buôn Mê có vị đậm, hương nồng đặc trưng
Gà nướng sa lửa
Để làm món này, người ta chỉ sử dụng những con gà ta, gà đồi chính hiệu để có thịt dai, giòn, thơm mà không bở. Khi nướng, có thể tẩm ướp 1 số gia vị cho thơm, cũng có thể nướng “mộc”. Thay vì dùng vỉ nướng, người ta sẽ dùng kẹp tre để nướng gà trên than hồng đến khi gà vàng thơm. Món này ăn kèm cơm lam, chấm với muối ớt hoặc muối sả, mộc mạc mà ngon vô cùng.
Minh Thư
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >