1001 chuyện nói xấu sếp

22:11 29/08/2021

Nói xấu sếp đã trở thành chuyện thường nhật của nhân viên công sở. Thậm chí không ít người coi đây là cách xả stress hiệu quả sau những giờ là việc căng thẳng. Lúc rảnh rỗi, những câu chuyện về các 'vị lãnh đạo' luôn là chủ đề nóng được chị em dân văn phòng hưởng ứng nhiệt tình.

1001 chuyện nói xấu sếp

 

 

 

Nói xấu sếp đã trở thành chuyện thường nhật của nhân viên công sở. Thậm chí không ít người coi đây là cách xả stress hiệu quả sau những giờ là việc căng thẳng. Lúc rảnh rỗi, những câu chuyện về các 'vị lãnh đạo' luôn là chủ đề nóng được chị em dân văn phòng hưởng ứng nhiệt tình.

 

 

Cách “chiêu thức” nói xấu sếp

 

Tính cách, năng lực chuyên môn và chuyện đời tư của sếp dễ trở thành đề tài "nóng" hơn cả. Ngoài ra, sếp nữ còn hay bị "soi" về ngoại hình, thời trang, gu làm đẹp. Trong đó, năng lực quản lý của sếp là yếu tố bị "soi" đầu tiên. Ai cũng mặc định, là sếp thì phải giỏi, nếu không giỏi sẽ khiến nhân viên không phục, thậm chí còn nảy sinh tâm lý coi thường. 

 

 

Sếp trong những câu chuyện của nhân viên sẽ là “mụ ấy”, “bà đó”, “lão này”

 

Chủ đề này có thể được “diễn thuyết” ở mọi lúc, mọi nơi, nhất là những lúc bị la mắng, miễn sao sếp không biết. Túm 5, tụm 3 trong giờ nghỉ trưa, trong wc… những câu chuyện đại loại như: sếp là người không có chính kiến, thiếu quan tâm đến nhân viên, sếp mình ngày càng mập, hay đơn giản là sếp hôm nay ăn mặc kỳ quá… cũng đều được hưởng ứng nhiệt tình. 

 

 

Ngoại hình, thời trang, đầu tóc… của sếp nữ dễ biến thành chủ đề “hot”

 

Thậm chí ngay trong giờ làm việc, những phần mềm dùng để liên lạc như yahoo, skype cũng được biến thành công cụ để nói xấu sếp. Nói xấu tại cơ quan chưa đã, nhiều người còn lên facebook lập ra những hội, những topic chỉ mới một mục đích là được nói xấu sếp của mình.

 

Được, mất khi nói xấu sếp

 

Trước hết phải nhìn nhận động cơ nói xấu sếp của bạn là gì. Nếu đơn giản đây chỉ là cách để xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng và những câu chuyện về vị sếp “đáng kính” cũng chỉ dừng lại ở mức “đùa cho vui” mà không có ác ý trong đó, thì hẳn bạn sẽ tìm thấy sự thoải mái sau những câu chuyện này. Hay nói xâu khi mình phải chịu một nỗi oan ức vì sếp quá lười, năng lực kém… cũng sẽ giúp bạn giải tỏa bớt áp lực và làm những đồng nghiệp hiểu bạn hơn.

 

 

 

Nói xấu sếp, được ít hơn nhiều

 

Tuy nhiên, nếu ngoài động cơ trên, thì cái được bạn thu được khi nói xấu sếp sẽ chẳng có gì. Có chẳng chỉ là những thiệt thòi cho bản thân.

 

Tốn thời gian: Bạn có thể làm được bao nhiêu việc hữu ích khác với 10 đến 20 giờ dùng để nói xấu sếp mỗi tháng. Nếu bạn có nhiều thời giờ rảnh rỗi thế, sao bạn không học hỏi thêm một vài kỹ năng mới. Bằng cách này, rất có thể bạn sẽ tìm được công việc tốt hơn và biết đâu, cũng có một người sếp mới cũng nên. 

 

 

Thay vì tốn hàng giờ bên máy tính chỉ để nói xấu sếp, bạn hãy tận dụng thời gian này vào những việc có ích hơn

 

Tự hạ thấp bản thân: Nếu bạn thông minh tới mức có thể thường xuyên đánh giá sếp của mình, và nếu sếp của bạn ngu ngốc tới mức anh ta xứng đáng bị chỉ trích nhiều đến thế, vậy tại sao bạn vẫn phải báo cáo với một gã ngốc nghếch như vậy? Rốt cuộc, khi chúng ta nói xấu cấp trên của mình thì cũng có nghĩa ta đang tự làm giảm uy tín của chính ta. 

 

 

Bêu xấu sếp tức là bạn đang hạ thấp bản thân của mình

 

Bạn bị coi là một kẻ đạo đức giả: Không chỉ là nói xấu sếp là nói xấu bất cứ một ai thì bạn cũng không lấy được lòng tin từ phía người trò chuyện. Dù họ đang nghe bạn nói, nhưng trong đầu óc họ vẫn đang suy nghĩ "liệu bạn có đi nói xấu họ với sếp hoặc với người khác hay không?

 

Sẽ rất dễ vạ miệng: “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, liệu bạn có thể giữ kín những chuyện mình nói xấu sếp được mãi không? Lúc bị phát hiện bạn đã hình dung ra chuyện gì sẽ đến với mình chưa? Và liệu bạn có muốn tiến cử ai đó đã dành khoảng 20h mỗi tháng để nói xấu mình không?

 

Trả lời thấu đáo những câu hỏi trên tôi tin chắc chuyện bạn nói xấu sếp sẽ giảm bớt đi đáng kể.

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích