10 nguyên nhân có thể dẫn đến việc rối loạn kinh nguyệt

22:11 29/08/2021

Chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt kéo dài có nguy cơ dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng chậm kinh hơn 6 tháng kèm theo một số dấu hiệu bất thường, chị em cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Share social

1.  Một số bệnh lý phụ khoa


Hội chứng đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm nhiễm vòi trứng, tắc vòi trứng là những bệnh lý phụ khoa có nguy cơ gây ảnh hưởng đến việc chậm kinh và làm rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, các bệnh lý phụ khoa có ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống vợ chồng, thậm chí làm tăng nguy cơ dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Ước tính của Tổ chức Dân số thế giới, có khoảng 4/10 phụ nữ rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý phụ khoa.
 

2. Chậm kinh do mang thai


Chậm kinh, trễ kinh do mang thai là nguyên nhân hàng đầu nếu trước đó chị em có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ. Bởi lúc này, cơ thể bắt đầu tập trung cho việc nuôi dưỡng thai nhi và dẫn đến sự mất cân bằng hormone khiến cho việc giải phóng noãn bị gián đoạn. Chính những điều này làm cho trứng rụng muộn hoặc không rụng, gây chậm kinh, không hành kinh và khiến cho việc thụ tinh trở nên khó khăn.
 

10 nguyên nhân có thể dẫn đến việc rối loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân trễ kinh do mang thai làm mất cân bằng hormone trong cơ thể và dễ dẫn đến các bệnh lý phụ khoa, viêm nhiễm, đa nang buồng trứng,…
 

3. Tăng cân đột ngột – Nguyên nhân chậm kinh cơ bản


Thói quen sử dụng nhiều thức ăn ngọt, giàu tinh bột, chất béo, hạn chế sử dụng rau xanh, hoa quả tươi khiến cho cơ thể dễ dàng bị thừa cân, tăng cân đột ngột và thậm chí dẫn đến béo phì. Điều này không chỉ làm cho cơ thể bị trì trệ, kém linh hoạt và còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tiết tố nữ, chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt,…
 

 

Do đó, các chuyên gia đầu ngành khuyến khích chị em nên cân bằng chế độ dinh dưỡng và duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý.
 

4. Chậm kinh do tâm lý căng thẳng, stress


Yếu tố tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự vận động của các cơ quan bên trong cơ thể. Do đó, khi cơ thể bị căng thẳng kéo dài, hệ thần kinh sẽ tiết ra một loại hormone ức chế hoạt động của tất cả các cơ quan, trong đó có hệ thống sinh sản.
 

10 nguyên nhân có thể dẫn đến việc rối loạn kinh nguyệt

Nội tiết tố nữ estrogen bị rối loạn và làm tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh,…
 

5. Chậm kinh trong giai đoạn tiền mãn kinh


Tiền mãn kinh là giai đoạn nữ giới bắt đầu suy giảm và dần chấm dứt hoàn toàn hiện tượng hành kinh. Trước giai đoạn tiền mãn kinh, chị em thường gặp phải một số biến đổi thất thường trong chu kỳ kinh nguyệt phổ biến như trễ kinh, lượng máu kinh suy giảm, tần suất kinh nguyệt xuất hiện giảm dần và biến mất hoàn toàn.
 

6. Chậm kinh do thời gian sinh hoạt bất thường


Thức khuya, ngủ không đủ giấc, lịch làm việc bận rộn, đột ngột thức khuya là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn kinh nguyệt. Để khắc phục tình trạng này, chị em nên xây dựng thời gian biểu làm việc hợp lý, có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
 

7. Chậm kinh do suy dinh dưỡng


Tình trạng này thường gặp ở những người mới ốm dậy, người có chế độ giảm cân không khoa học, giảm cân đột ngột, quá đà. Để lý giải cho điều này, BS. Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Người bị thiếu chất, suy dinh dưỡng bị ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn, gây chậm kinh.” Phụ nữ thường bị chứng chán ăn, ăn quá nhiều do áp lực tâm lý, cơ thể suy nhược, thiếu hụt mỡ rất khó để duy trì một chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
 

8. Lạm dụng tân dược – Nguyên nhân gây chậm kinh hàng đầu


Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai để lại rất nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tác dụng phụ của tân dược làm rối loạn quá trình rụng trứng, phóng noãn và gây khó khăn cho quá trình hành kinh.
 

9. Chậm kinh do chế độ dinh dưỡng


Chế độ dinh dưỡng không đủ chất, ăn quá nhiều hoặc quá ít trong thời gian dài làm cho cơ thể thay đổi thất thường. Đặc biệt, thói quen sử dụng đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, đạm cũng không tốt đối với hệ sinh sản của chị em. Các loại thực phẩm, thức uống có chứa caffein, bia rượu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích sẽ làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn và có nguy cơ dẫn đến tắc kinh.
 

 

10. Chậm kinh do tính nhầm ngày


Theo thống kê, đa số chị em thường không có thói quen hoặc không biết cách tính chu kỳ kinh nguyệt nên dễ dẫn đến việc tính nhầm ngày. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ kéo dài khoảng 28 – 30 ngày, nhưng mỗi người sẽ có chu kỳ hành kinh khác nhau. Kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau khoảng 2 tuần kể từ ngày rụng trứng và có một số dấu hiệu đặc trưng.
 

10 nguyên nhân có thể dẫn đến việc rối loạn kinh nguyệt

Nhiều chị em tỏ ra khá hoang mang khi bị chậm kinh, nhưng đừng quá lo lắng nếu bạn tính nhầm ngày.
 

Ngoài những nguyên nhân trên thì chứng chậm kinh còn do các yếu tố như môi trường, thời tiết, tinh thần và một số yếu tố khác quyết định. Bởi vì chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thiên chức làm mẹ của nữ giới. Do đó, khi nhận thấy những triệu chứng khác thường, kinh nguyệt không đều trong thời gian dài thì hãy nhanh chóng đi đến cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị.

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan