Tết của các dân tộc Việt
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Tết Nguyên Đán là một ngày lễ lớn của người Việt, phản ánh nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, cái nét văn hóa ấy cũng tùy từng dân tộc, từng vùng miền mà khác nhau đôi chút. 54 dân tộc anh em là 54 bản sắc riêng biệt...
Tết của các dân tộc ViệtTết Nguyên Đán là một ngày lễ lớn của người Việt, phản ánh nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, cái nét văn hóa ấy cũng tùy từng dân tộc, từng vùng miền mà khác nhau đôi chút. 54 dân tộc anh em là 54 bản sắc riêng biệt. Thế nhưng, trong phạm vi bài này, chúng tôi không thể đề cập đến tất cả mà chỉ có thể điểm sơ qua vài dân tộc tiêu biểu và đặc sắc nhất.
Người Mông
Diễn ra trước Tết Nguyên Đán của người Kinh khoảng một tháng, Tết của người Mông tương đối lớn và kéo dài. Vào ngày này, vùng đất Tà Phình - Mộc Châu (nơi có đông đảo người Mông sinh sống) ngập tràn sắc trắng tinh khôi của hoa mận, chứ không phải là đào hay mai. Đây cũng là dịp để trẻ con chơi trò tung bóng, dắt gà; người lớn nếu là phụ nữ thì quần quần áo áo sặc sỡ sắc màu; cánh đàn ông thì tha hồ mời rượu khách quý.
Trẻ con quần áo sặc sỡ chơi đùa
Giã bánh dày
Trước khi ăn bánh này được chiên lại
Người Mường gói bánh chưng
Người Cơ Tu
Người Cơ Tu vận quần áo và hát những điệu hát truyền thống
Người Thái
Tết của người Thái trùng với người Kinh và có nhiều nét tương đồng. Theo đó, tối ngày 29, người Thái bắt đầu gói bánh chưng, đặc biệt là loại bánh chưng đen, gọi là Khẩu tủm đăm. Để làm loại bánh này, họ đốt gỗ cây núc nác, lấy than, giã lẫn gạo nếp rồi sàng sạch muội tro mà vẫn giữ được màu đen. Nhân bánh thì được trộn gia vị của rừng gồm thảo quả. Bánh làm xong, có màu đen nhánh, mùi vị thì hay đến khó tả, đăng đắng mà ngọt ngào, hào sảng cứ như cách sống của những người con núi rừng. Bên cạnh đó, người Thái còn có món ăn “lẫy lừng” khác là rong suối nướng. Loại rong này chỉ mọc trên các mỏm đá quanh những con suối, được người ta hái về, nhặt sạch, trộn thêm vài thứ gia vị rồi gói trong lá dong, nướng trên than hồng.
Khẩu Tủm Đăm của người Thái
Cũng giống như người Kinh và nhiều dân tộc khác, người Dao đón Tết cổ truyền theo lịch âm. Khoảng ngày 20 tháng Chạp, hầu hết các gia đình đều gác lại công việc làm ăn để chuẩn bị đón Tết. Người Dao đỏ cũng có tục cúng ông Công, ông Táo như người Kinh, nhưng họ không cúng vào ngày 23 tháng Chạp mà làm chung với lễ cúng tất niên. Trong mâm cỗ, ngoài bánh chưng, bánh gù đặc trưng của người Dao, thịt lợn, thịt gà, rượu, thường có thêm đĩa bánh dày hoặc bánh nếp gói trong lá chít.
Người Dao đỏ du xuân sắm Tết
Có thể thấy, Tết của các dân tộc ít người vốn rất nhiều màu sắc và mang đậm nét văn hóa núi rừng vốn hoang sơ mà thiêng liêng, kỳ vĩ, điểm thêm cho bức tranh Tết Việt những mảng màu đậm nhạt phong phú. Qua đó, người ta nhận ra rằng, tiết xuân ngoài sắc hoa thắm đượm, còn có thứ hương sắc khác mang tên văn hóa cội luôn khiến lòng người nôn nao, hân hoan.
Bài: Minh Thư
|
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >