Bàn Tính Gẩy BTG-003 (7 Cột)

Bàn Tính Gẩy BTG-003 (7 Cột)

Thương hiệu: Fahasa
Danh mục: Đồ Chơi
Giá tốt từ nơi bán: 21,600đ
Tới nơi bán

Thông tin sản phẩm

Mã hàng8936106270776
Tên Nhà Cung CấpCty VPP Hán Minh
Trọng lượng (gr)60.0
Kích thước Bao Bì11 x 6 cm

Bàn Tính Gẩy BTG-003 (7 Cột)

Bàn tính gẩy, còn gọi là bàn tính soroban (Nhật Bản), là một khung chữ nhật bằng gỗ hoặc nhựa, gồm các hạt trượt trên dây, có thanh ngang ở giữa chia làm 2 phần:

- Phía trên thanh ngang có một hạt: quy ước với giá trị là 5.

- Phía dưới thanh ngang gồm 4 hạt: quy ước mỗi hạt có giá trị là 1.

Bàn tính gẩy được sử dụng nhiều thế kỉ trước khi chuyển sang hệ thống chữ số hiện đại. Trong thời đại sử dụng máy vi tính phổ biến ngày nay, bàn tính gẩy không bị vứt bỏ mà vì ưu điểm linh hoạt chuẩn xác của nó, ở nhiều nơi vẫn sử dụng thịnh hành.

Giúp học sinh phát triển tư duy và kỹ năng tính nhanh

Bàn Tính Gẩy BTG-003 là công cụ giúp học sinh hiểu bản chất của các phép tính trong số học (cộng, trừ, nhân, chia), giúp các em phát triển tư duy và kỹ năng tính nhanh. Theo các nhà toán học Nhật Bản, khi sử dụng bàn tính gẩy, học sinh không chỉ làm toán như một cái máy mà phải tư duy, tìm tòi phát hiện để tìm ra con đường giải quyết tốt nhất cho một bài toán. Đối với các em học sinh tiểu học, trung học, Bàn Tính Gẩy BTG-003 là dụng cụ học tập cần thiết và bổ ích.

Cách sử dụng bàn tính gẩy (soroban)

- Ban đầu khi các hạt tính rời xa hết thanh ngang thì sẽ có giá trị bằng 0.

- Các hạt bàn tính tiến gần thanh ngang sẽ có giá trị.

Ví dụ:

- 1 hạt bên dưới tiến gần thanh ngang sẽ có giá trị là 1, 2 hạt tiến gần có giá trị là 2, tương tự với 3 và 4.

- 1 hạt bên trên thanh ngang tiến lại gần thanh ngang có giá trị là 5, 1 hạt bên trên và 1 hạt bên dưới sẽ có giá trị là 6, tương tự với 7, 8 và 9.

- Cột hàng chục áp dụng tương tự.

- Đối với các số kết hợp cả hàng chục và hàng đơn vị: 1 hạt đi lên bên cột hàng chục và 1 hạt đi lên bên hàng đơn vị có giá trị là 11, 1 hạt đi lên bên cột hàng chục và 1 hạt đi xuống bên cột đơn vị là 15...

- Khi thực hiện các phép tính cộng trừ: Đối với các hạt bàn tính bên dưới thanh ngang, ngón cái có nhiệm vụ gẩy các hạt bàn tính bên dưới thanh ngang đi lên (thực hiện làm phép tính cộng), ngón trỏ gẩy các hạt bàn tính đi xuống (thực hiện phép tính tính trừ). Đối với hạt bàn tính bên trên thanh ngang sẽ sử dụng ngón trỏ để thực hiện cả cộng và trừ.

THÔNG TIN MUA SẮM