Sách Tiếp Thị Giáo Dục 4.0 - Educational Marketing 4.0

Thương hiệu: Fahasa
LÊ PHÁT MINH. Lê Phát Minh. NXB Đại Học Sư Phạm Tp.HCM. Bìa Mềm
159,200đ
Tới nơi bán

THÔNG SỐ SẢN PHẨM

Mã hàng9786049930874
Tên Nhà Cung CấpLÊ PHÁT MINH
Tác giảLê Phát Minh
NXBNXB Đại Học Sư Phạm Tp.HCM
Năm XB2020
Trọng lượng (gr)300.0
Kích thước Bao Bì24 x 16 cm
Số trang280
Hình thứcBìa Mềm

Tiếp thị giáo dục - Marketing giáo dục

- Chương 1: Nhập môn tiếp thị giáo dụcChương đầu tiên cung cấp những kiến thức mang tính nền tảng về giáo dục và thị trường cho độc giả nhằm giúp cho việc tiếp cận những phân tích sâu hơn các thành phần của thị trường giáo dục ở những chương sau đó.

- Chương 2 - Khách hàng và phân khúc thị trường trong giáo dụcNội dung chương này sẽ tập trung phân tích những câu hỏi như: “Người học có phải là một khách hàng không?”, “Nếu người học là một khách hàng thì thị trường sẽ hình thành, phân chia, hợp nhất như thế nào?”.

- Chương 3: Môi trường kinh doanh tiếp thị giáo dụcChương này được thiết kế nhằm phân tích và miêu tả chi tiết những tương tác giữa các yếu tố môi trường kinh doanh và doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm hay dịch vụ mang tính giáo dục qua việc trả lời những câu hỏi như: “Đã là một ngành kinh doanh thì ắt hẳn thị trường giáo dục cũng phải nằm trong sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật Việt Nam, cũng có những tương tác với các thiết chế xã hội cũng như các đối thủ cạnh tranh, nhà trung gian thương mại, khách hàng,…?”, “Làm thế nào tạo ra các thuận lợi trong kinh doanh, các giải pháp chiến lược phát triển từ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của môi trường kinh doanh?”

- Chương 4: Sản phẩm giáo dụcChương thứ tư được thiết kế nhằm trả lời những câu hỏi như: “Sản phẩm giáo dục (hữu hình và vô hình) có khác với các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng không?”, “Sản phẩm giáo dục hình thành và phát triển như thế nào?”, “Làm thế nào để có một chiến lược sản phẩm giáo dục phù hợp với các mục tiêu kinh doanh, thị trường giáo dục và thị trường lao động việc làm?”

- Chương 5: Chiến lược định giá sản phẩm giáo dụcNgay tại chương 1, bạn đọc đã cùng tác giả thấy việc “nhìn nhận” đúng bản chất thị trường giáo dục không hề đơn giản trong xã hội bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo như Việt Nam, do đó, việc “ra giá học tập” để khách hàng lựa chọn lại là một khái niệm rất dễ bị công kích. Tuy nhiên, đã là thị trường thì ắt hẳn nó phải vận động theo những quy luật thị trường riêng của nó dưới sự định hướng của chiến lược phát triển giáo dục quốc gia. Những phương pháp định giá cụ thể sẽ được giới thiệu tại chương này, cùng với những phân tích chi tiết về các quy luật tâm lí của khách hàng/người học trong việc lựa chọn giá của sản phẩm giáo dục.

- Chương 6: Phân phối trong giáo dụcTrong kinh doanh thì mục tiêu phát triển thị trường ngày càng rộng, càng sâu có thể sẽ là những mục tiêu không thể bỏ qua. Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm giáo dục nên tự mình thực hiện những mục tiêu đó hay phải tìm kiếm thêm những đối tác kinh doanh để sản phẩm giáo dục của mình nhanh chóng đạt được các mục tiêu thị trường đã đề ra? Những đối tác này (những nhà phân phối trung gian), tại sao họ lại phải tham gia vào việc phát triển kinh doanh sản phải giáo dục của bạn? Họ quan tâm đến những lợi ích gì? Làm thế nào để phát triển tốt mối quan hệ với các nhà phân phối? Đây sẽ là những câu hỏi được phântích và trình bày chi tiết tại chương này.

- Chương 7: Chiến lược chiêu thị trong giáo dụcThị trường giáo dục cũng cạnh tranh khốc liệt không kém gì thị trường các sản phẩm hàng hóa thông thường, nên việc tìm ra các giải pháp kinh doanh, truyền thông để thu hút sự quan tâm, yêu mến và lựa chọn sản phẩm giáo dục của doanh nghiệp của Bạn không phải là chuyện dễ dàng. Nếu tham gia vào thị trường giáo dục với tư duy “áp đặt lên thị trường”, “cứ bỏ nhiều tiền ra là xong” thì chương này sẽ chỉ ra những bài học kinh nghiệm thất bại liên quan đến những tư duy trên đã dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp kinh doanh hoặc phá sản. Chương này cũng sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng cho bạn độc về quá trình truyền thông, các phương tiện truyền thông và vai trò của một chiến lược thông điệp sáng tạo quan trọng như thế nào.

Thông tin mua sắm hữu ích